VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ BẢO HIỂM TẠI ÚC

Có rất nhiều điều cần phải lo lắng khi chuyển đến sống tại một nước mới và thường thì bạn sẽ đặt ra câu trả lời “Tôi sẽ làm gì nếu bị ốm” hay “Nếu bị ăn cắp thì tôi sẽ làm thế nào đây?”. Bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị trước để đối phó với những tình huống không may hoàn toàn có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày.

 

Chuẩn bị từ trước

Khi đi du học tại Úc, bạn sẽ phải cung cấp một giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe và đáp ứng các đòi hỏi về vấn đề này của nước Úc. Vì thế bạn cần để những giấy tờ này trong hành lí xách tay vì có thể bị hải quan kiểm tra khi vừa đến sân bay.

Nếu bạn chuẩn bị trước các sản phẩm Y khoa thì sẽ cần phải có toa thuốc từ bác sĩ được dịch sang tiếng Anh. Giấy tờ này sẽ rất có lợi cho bạn khi đi đăng ký bác sĩ địa phương (GP), người sẽ đảm nhận vai trò bác sĩ cho bạn trong những lúc cần điều trị không khẩn cấp.

Tìm hiểu về hệ thống chăm sóc sức khỏe

Úc là một quốc gia vô cùng tuyệt vời về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Tuổi thọ trung bình của người Úc là 80 tuổi và điều này nhờ vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như vấn đề thuốc được đảm bảo tối ưu.

Chi phí điều trị ở Úc đa số hầu hết đều do nhà nước chi trả, khác với chính sách đôi bên cùng trả của Vương quốc Anh. Cụ thể, 100% chi phí điều-trị-tại-bệnh-viện đều do nhà nước trả, còn lại những điều trị khác sẽ được bao gọn trong khoảng 75 đến 80%.

Những thứ sẽ không được chi trả bởi bảo hiểm

Có một số vấn đề sức khỏe sẽ không được nhà nước chi trả, chẳng hạn như về răng, mắt hay các chi phí vận chuyển xe cấp cứu. Trừ những người có thẻ thu nhập thấp (Lower Income Earner Cared) sẽ không phải trả tiền đối với những vấn đề kể trên, những người còn lại sẽ phải tự chi trả toàn bộ. Theo đó, một người kiếm được dưới 486 AUD/tuần được xem là người có thu nhập thấp.

Bảo hiểm

Bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp sinh viên quốc tế chi trả một phần trong quá trình du học Úc. Vì vậy bạn có thể tham khảo các gói chương trình của Media BankBupa Australia.

Về vấn đề đồ dùng, vật dụng có giá trị của bản thân, bạn cũng có thể mua bảo hiểm để phòng những trường hợp bị mất, ăn cắp hay tổn thất, hư hại. Hầu hết các cơ sở giáo dục đều đã bao gồm phí bảo hiểm trong tiền thuê nhà, đôi khi sinh viên cũng có thể mua loại bảo hiểm này nhờ vào việc dùng bảo hiểm của cha mẹ. Khi du học, bạn cần đọc kỹ hợp đồng thuê nhà để biết được loại bảo hiểm đó sẽ bao gồm những điều gì và có quyết định cho việc mua bảo hiểm tiếp theo. Nếu bạn chia nhà chung với nhiều người thì mỗi người cũng nên có một bảo hiểm riêng và quan trọng là nên nhớ ngày làm lại bảo hiểm khi quá thời hạn.

Khi có vấn đề hư hại, thất thoát gì, hãy cân nhắc tính toán trước khi đòi quyền lợi bảo hiệm. Nếu hư hại không đáng kể hoặc chỉ mất khoản phí nhỏ để sửa chữa hư hai, bạn có thể chỉ muốn “đòi” bảo hiểm bồi thường cho chi phí sửa chữa thay vì bản thân vật bị hư hại vì thông thường bạn sẽ phải trả một khoản phí để nhân được bồi thường từ các nhà bảo hiểm.

Trước khi ký bảo hiểm, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra kỹ càng nội dung bảo hiểm để chắc chắn rằng đó là bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bản thân và tránh các “sự cố” mang tính hiểu nhầm hay hiểu sai chính sách bảo hiểm về sau.

Liên hệ Vietlink Education ngay để được tư vấn nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN DU HỌC VIETLINK EDUCATION

Hồ Chí Minh: Lầu 4, 159 Phan Xích Long, p.7,Tp.HCM
Điện thoại: 08 62 920 270, 08 62 920 275.
Hotline: 0919 79 88 09 (Ms Hương)

Đà Nẵng: 48 Bắc Đẩu, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3990088– Hotline: 091 4001060 (Mr. Bình)
Email: due.tqhung@gmail.com
Website: https://vietlinkedu.vn
Theo hotcourses.vn